Mao mạch là nơi thực hiện của quá trình trao đổi chất giữa các mô và mạch máu. Vậy mao mạch là gì, có vai trò như thế nào đối với cơ thể con người? Đọc ngày bài viết này của daphnebayfrontpark.org để có được câu trả lời chính xác nhất nhé.

I. Mao mạch là gì?

Mao mạch là những mạch máu nhỏ nằm giữa động mạch và tính mạch
Mao mạch chính là những mạch máu nhỏ nối giữa tĩnh mạch với động mạch. Những mạch máu nhỏ có thành mỏng, cho phép chất dinh dưỡng, oxy đi vào tế bào bên trong cơ thể. Tại thành mao mạch sẽ có một lớp tế bào nội mô, giữa các tế bào này có rất nhiều lỗ nhỏ giúp cho quá trình trao đổi chất và máu được thực hiện.
Hệ thống mạch máu trong cơ thể người trưởng thành có khoảng 10 tỷ mao mạch với tổng diện tích trao đổi khoảng 700m2. Như vậy, mao mạch chính là nơi diễn ra quá trình trao đổi nước, oxy, CO2, chất dinh dưỡng và chất thải giữa máu với mô xung quanh, đảm bảo chức năng chính của hệ mạch.
Mao mạch gồm có 3 loại chính là, đó là mao mạch liên tục, mao mạch có lỗ thủng và mao mạch không liên tục. Vậy từng loại mao mạch là gì?
  • Mao mạch liên tục có nghĩa là các tế bào nội ở lớp lót không bị hoạt động gián đạo. Dạng mao mạch này có ở các tế bào ngoại trừ mô, biểu sụn.
  • Mao mạch có lỗ thủng được kéo dài bởi một màng ngăn gồm nhiều sợi hướng tâm. Chúng chủ yếu nằm trong tuyến nội tiết, tuyến tụy, cầu thận.
  • Mao mạch không liên tục là dạng mao mạch có lỗ hở đặc biệt, chúng có đường kính rộng hơn khoảng 30–40 μm. Dạng mao mạch này thường được tìm thấy ở gan, lá lách, tủy xương.

II. Cấu trúc của mao mạch

1. Mao mạch máu

Hệ mao mạch bao gồm nhiều mạch màu dài, có thành dày khoảng 0,5 µm, đường kính mao mạch 5 tới 10 µm. Kích thước này đủ để một hồng cầu đi qua.
Đầu mao mạch có cơ vòng giúp mạch máu có thể co thắt và đóng mở.
Trên thành mao mạch có một lớp tế bào nội mô. Giữa các tế bào nội mô có những khe liên bào, những khe liên bào này chiếm khoảng 1/1000 tổng diện tích trao đổi của mao mạch.
Tại mao mạch, máu không di chuyển qua liên tục mà theo từng đợt. Đó là sự co thắt các vòng tiền mao mạch và cơ trơn nằm ở thành mao mạch nối thẳng. Ở một thời điểm nhất định chỉ có khoảng 5% máu tuần hoàn trong mao mạch.

2. Mao mạch bạch huyết

Cấu tạo của mao mạch
Mao mạch bạch huyết có đường kính lớn hơn so với mao mạch máu và có các đầu đóng. Nhờ đó mà chất lỏng chảy vào không thể thoát ra ngoài được. Những mạch này có áp suất bên trong lớn hơn so với mao mạch máu. Nguyên nhân là do nồng độ protein huyết tương có trong bạch huyết lớn hơn.

III. Mao mạch có chức năng gì?

Trong hệ mạch, mao mạch đảm nhận chức năng chính. Chúng kết nối động mạch với tĩnh mạch, cho phép quá trình trao đổi chất dinh dưỡng và chất thải giữa máu với các tế bào mô, dịch kẽ. Trong cơ thể người có khoảng 10 tỷ mao mạch, vậy chức năng của mao mạch là gì?

1. Trao đổi chất

Khuếch tán qua thành mao mạch: nước, chất dinh dưỡng hòa tan trong huyết tương sẽ khuếch tán qua các thành mao mạch tạo nên quá trình lưu thông máy. Tính thấm của mao mạch với các chất sẽ có sự khác nhau, điều này phụ thuộc vào kích thước phân tử của chúng và từng loại mao mạch ở các cơ quan khác nhau.
Trao đổi chất qua thành mao mạch: quá trình này diễn ra do sự chênh lệch phân áp giữa trong và ngoài mao mạch, phụ thuộc vào đầu mao mạch động hay tĩnh.

2. Tạo mạch máu mới

Trong thời kỳ bào thai mạch máu xuất phát từ ống Wolff, sau đó phát triển và tạo thành các mạch máu của hệ tuần hoàn.
Thời kỳ trưởng thành mọi nơi tổn thương thành mao mạch. Lúc này, mao mạch tại những nơi tổn thương phát triển thành các mạch máu mới.

3. Tạo máu

Tủy xương đỏ có chức năng tạo máu, các mao mạch nằm ở đây có các tế bào đầu dòng, đảm nhận vai trò biệt hóa và phân bào để sản sinh ra các loại tế bào máu có trong tủy xương.

IV. Các bệnh mao mạch thường gặp

1. Rò mao mạch

Những bệnh lý liên quan đến mao mạch rất nguy hiểm
Đây là tình trạng dịch và protein bị rò rỉ ra khỏi mạch máu di chuyển đến các mô xung quanh. Điều này có thể thể dẫn đến huyết áp thấp, giảm lượng huyết tương. Rò mao mạch thường xảy ra ở người lớn, và ít khi khỏi hoàn toàn.
Triệu chứng ban đầu của rò mao mạch là buồn nôn, khát nước cực độ, đau bụng, trọng lượng cơ thể tăng bất thường, sức khỏe yếu, thậm chí là tử vong.

2. Giãn mao mạch xuất huyết di truyền

Giãn mao mạch xuất huyết di truyền là bệnh liên quan đến mạch máu gây chảy máu nhiều. Bệnh thường khiến cho người bệnh chảy máu đường tiêu hóa, tăng nguy cơ đột quỵ. Những triệu chứng điển hình của bệnh gồm có:
  • Chảy máu cam lặp lại nhiều lần, xuất hiện mỗi ngày hoặc 1 lần/tháng.
  • Giãn mao mạch ở đường tiêu hóa với các biểu hiện như phân đen, hoặc phân có máu.
  • Giãn mao mạch ở các bộ phận khác, đặc biệt là nửa người trên như cánh tay, mặt, móng tay, bàn tay, môi, kết mạc mắt…

3. Viêm mao mạch dị ứng

Viêm mao mạch dị ứng là bệnh lý thứ phát cấp tính, tình trạng này khiến các mạch máu của nhiều cơ quan bị rò rỉ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Bệnh gặp ở mọi đối tượng, mọi lứa tuổi, tuy nhiên tỷ lệ bệnh ở trẻ em dưới 16 tuổi chiếm 75%. Triệu chứng hay gặp của viêm mao mạch dị ứng gồm có:
  • Nổi ban xuất huyết dưới da, ở mặt gấp cẳng tay, mông, đùi… không ngứa.
  • Người bệnh xuất hiện những cơn đau bụng quanh rốn liên tục, âm ỉ. Bên cạnh đó, người bệnh có thể đau ở vùng thượng vị với các biểu hiện nôn, buồn nôn.
  • Các triệu chứng kèm theo khác như xuất huyết tiêu hóa, đi tiểu ra máu, viêm cầu thận…
Hy vọng với những thông tin trên đây bạn đã hiểu được mao mạch là gì, cũng như vai trò của chúng đối với cơ thể của con người. Nếu thấy có thể có những biểu hiện bất thường liên quan đến sức khỏe, bạn hãy nhanh chóng đế bệnh viện thăm khám để được điều trị kịp thời nhé. Cảm ơn bạn đã quan tâm đến bài viết.
Back To Top