Bệnh phong là căn bệnh truyền nhiễm ảnh hưởng đến dây thần kinh ngoại biên, niêm mạc đường hô hấp, da và mắt. Nếu không may nhiễm bệnh, bạn sẽ phải chịu đựng nhiều tổn thương nghiêm trọng, thậm chí là nguy cơ tàn phế. Vậy bệnh phong là gì, có điều trị khỏi được không? Hãy cùng daphnebayfrontpark.org tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé.

I. Bệnh phong là bệnh gì?

Bệnh phong còn gọi là bệnh hủi
Bệnh phong là căn bệnh truyền nhiễm mãn tính do vi khuẩn Mycobacterium leprae gây ra. Sau khi xâm nhập vào cơ thể, chúng gây ra những tổn thương đến dây thần kinh, các chi và đường hô hấp. Vì thế, người mắc bệnh phong phải đối mặt với nhiều biến chứng nguy hiểm như da lở loét, thần kinh bị tổn thương, thậm chí là tàn phế.
Theo tổ chức WHO, bệnh phong được chia thành 2 nhóm chính là: nhóm ít vi khuẩn và nhóm nhiều vi khuẩn.
  • Nhóm ít vi khuẩn: bệnh nhân có ít hơn 5 tổn thương và không có vi khuẩn trong mẫu da nên có kết quả xét nghiệm âm tính.
  • Nhóm nhiều vi khuẩn: người bệnh có nhiều hơn 5 tổn thương, kết quả xét nghiệm dương tính cho thấy có vi khuẩn trong mẫu da.

II. Triệu chứng của bệnh phong như thế nào?

Như đã chia sẻ, bệnh phong ảnh hưởng chủ yếu đến da, thần kinh ngoại biên, tủy sống, mắt hoặc niêm mạc mũi. Vậy những triệu chứng, dấu hiệu của bệnh phong là gì? Các dấu hiệu điển hình của bệnh này là những vết loét da nhạt màu, nổi cục hoặc khối u.
Tổn thương dây thần kinh có bệnh phong gây ra có thể xuất hiện những triệu chứng như: mất cảm giác ở chân, tay; cơ bắp yếu…
Các triệu chứng xuất hiện sau khi tiếp xúc với vi khuẩn gây bệnh phong khoảng từ 3-5 năm. Thậm chí, một số người không xuất hiện triệu chứng sau 20 năm. Thời gian từ khi tiếp xúc với vi khuẩn đến khi xuất hiện các triệu chứng, biểu hiện của bệnh được gọi là giai đoạn ủ bệnh.
Thời gian ủ bệnh phong khá dài nên bác sĩ thường khó xác định thời gian bị nhiễm của người bệnh. Vì thế, nếu có bất kỳ dấu hiệu, triệu chứng trên bạn hãy đến bệnh viện để được thăm khám kịp thời.

III. Con đường lây nhiễm bệnh phong

Bệnh phong có thể lây nhiễm từ người sang người qua nhiều cách khác nhau, nhưng chủ yếu bằng 2 đường sau:

1. Đường hô hấp

Bệnh phong lây nhiễm qua nhiều con đường khác nhau
Người mắc bệnh phong nhưng không được điều trị có thể giải phóng hơn 100 triệu vi khuẩn phong qua đường hô hấp, dịch tiết ra từ mũi họng. Khi ở môi trường bên ngoài, vi khuẩn bệnh phong có thể tồn tại từ 1-2 tuần, đặc biệt hoạt động mạnh nếu ở môi trường ẩm tối. Vì thế, nếu bạn không may tiếp xúc với môi trường của người bệnh thì nguy cơ mắc bệnh phong là rất lớn.

2. Đường tiếp xúc

Tiếp xúc trực tiếp với người bệnh hoặc dùng chung quần áo, đồ dùng cá nhân như bát, đũa… cùng làm tăng nguy cơ mắc bệnh phong. Vì thế, bạn nên cẩn thận, không nên dùng chung đồ với người nhiễm bệnh.

IV. Một số biến chứng nguy hiểm của bệnh phong

Hầu hết người bị bệnh phong đều gặp tình trạng hệ cơ suy yếu, rụng tóc, rụng lông mi, chân tay tê nhức. Nghiêm trọng hơn, người bệnh còn gặp phải tình trạng dây thần kinh các chi bị tổn thương, khiến việc vận động gặp khó khăn.
Ngoài ra, người bệnh cũng có thể gặp phải một số biến chứng nguy hiểm khác như cơ thể biến dạng, niêm mạch mũi, mắt bị ảnh hưởng… Đây chính là lí do mà mọi người cần phải hiểu bệnh phong là gì để không chủ quan trước căn bệnh này.

V. Phương pháp điều trị, phòng ngừa bệnh phong

1. Điều trị bệnh phong như thế nào?

Hiện đã có phương pháp điều trị khỏi bệnh phong
Để chẩn đoán bệnh phong ở những người có dấu hiệu nghi ngờ, bác sĩ sẽ tiến hành lấy mẫu da ở vùng có biểu hiện bất thường để thực hiện xét nghiệm sinh thiết. Bên cạnh đó, bác sĩ cũng có thể yêu cầu người bệnh thực hiện xét nghiệm phết tế bào da.
Nhóm bệnh phong ít vi khuẩn sẽ có kết quả âm tính, không tìm thấy vi khuẩn trên mẫu da xét nghiệm. Với nhóm bệnh nhiều vi khuẩn, kết quả xét nghiệm sẽ cho thấy sự xuất hiện của vi khuẩn trên mẫu da người bệnh.
Nếu như trước đây, bệnh phong là nỗi ám ảnh của nhiều người do sự nhầm lẫn về khả năng lây nhiễm và không thể điều trị khỏi. Thì ngày nay, với sự phát triển của y học, bệnh phong có thể điều trị khỏi hoàn toàn. Dưới sự hỗ trợ của Tổ chức Y tế thế giới, tất cả người bị bệnh phong trên thế giới đều được điều trị hoàn toàn miễn phí.
Tùy theo tình trạng của người bệnh sẽ có phương pháp điều trị khác nhau. Với những trường hợp nhiễm trùng do phong sẽ được chỉ định dùng kháng sinh.
Bệnh phong thường được điều trị dài hạn bằng sự kết hợp của nhiều loại kháng sinh. Trường hợp bệnh nặng thì thời gian điều trị bằng kháng sinh sẽ lâu hơn. Để kiểm soát những tổn thương liên quan đến bệnh phong, các cơn đau thần kinh do bệnh gây ra bác sĩ sẽ chỉ định dùng thuốc chống viêm. Bên cạnh đó, người bệnh cũng có thể dùng thuốc có khả năng ức chế hệ miễn dịch.

2. Biện pháp phòng ngừa bệnh phong

Biết được cách phòng tránh bệnh phong sẽ giúp bạn không còn cảm thấy sợ hãi về căn bệnh này nữa. Đồng thời, chủ động trong việc ngăn ngừa lây nhiễm bệnh phong. Biện pháp tốt nhất để phòng ngừa bệnh phong là tránh tiếp xúc với người bệnh, không dùng chung đồ với người bệnh.
Những trường hợp dính phải vi khuẩn bệnh phong thì cần dùng xà phòng để diệt khuẩn ngay. Bên cạnh đó, những vùng da trầy xước, vết thương hở cần tránh tiếp xúc với người bệnh.
Hy vọng qua những chia sẻ trên đây bạn đã hiểu đúng bệnh phong là gì, cũng như mức độ nguy hiểm của bệnh đối với sức khỏe. Nhìn chung, bệnh không có nguy cơ lây nhiễm cao song mỗi người vẫn nên có ý thức bảo vệ mình và người xung quanh. Đối với người bệnh, chúng ta không nên tỏ thái độ kỳ thị mà hãy trang bị đầy đủ kiến thức để phòng ngừa nguy cơ nhiễm bệnh.
Back To Top