SpO2 là chỉ số có vai trò các định dấu hiệu sống của cơ thể con người. Đặc biệt khi dịch Covid-19 bùng phát mạnh mẽ, chỉ số này càng được nhắc đến nhiều hơn. Vậy chỉ số SpO2 là gì, có ý nghĩa như thế nào? Hãy cùng daphnebayfrontpark.org phân tích chi tiết qua bài viết dưới đây nhé.
I. Chỉ số SpO2 là gì?
SpO2 là chỉ số bão hòa oxy trong máu ngoại vi. Hiểu đơn giản thì đây là tỷ lệ hemoglobin oxy hóa so với tổng lượng hemoglobin có trong máu. Vì thế mà chỉ số SpO2 được xem là dấu hiệu sinh tồn của cơ thể bên cạnh mạch, nhiệt độ, nhịp thở và huyết áp. Vì thế cần phải theo dõi chặt chẽ chỉ số SpO2 để có thể phát hiện ra những dấu hiệu bất thường khi thiết oxy trong máu, tránh xảy ra biến cố đáng tiếc.
Chỉ số SpO2 tốt có nghĩa là phổi cung cấp đủ năng lượng để cơ bắp hoạt động bình thường. Nếu cơ thể thiếu oxy, các cơ quan khác trong cơ thể sẽ bị ảnh hưởng.
SpO2 được đo bằng phép đo xung, đây là phương pháp không xâm lấn. Nó hoạt động bằng cách phát ra và tự hấp thu một làn sóng ánh sáng qua mạch máu hoặc mao mạch nằm ở đầu ngón tay, đầu ngón chân. Sự thay đổi của sóng ánh sáng xuyên qua đầu ngón tay, ngón chân sẽ cho kết quả SpO2.
II. Chỉ số SpO2 bình thường là bao nhiêu?
Giá trị của chỉ số SpO2 được biểu thị bằng 1%. Nếu kết quả 97% chứng tỏ mỗi tế bào hồng cầu được tạo ra bởi 97% oxygenated và 3% không oxy hóa hemoglobin. Theo các chuyên gia sức khỏe, chỉ số SpO2 thường ở mức 95 -100%.
Nếu giá trị chỉ số SpO2 dưới 95% thì đây là dấu hiệu cảnh báo oxy hóa máu kém, hay còn gọi là máu thiếu oxy. Các nghiên cứu chỉ ra rằng chỉ số SpO2 từ 94% trở lên là chỉ số đảm bảo an toàn.
Ngoài ra bạn cũng nên hiểu thêm các mức độ chỉ số SpO2 là gì để có thể chủ động theo dõi sức khỏe của bản thân. Mức thang đo SpO2 tiêu chuẩn:
- Chỉ số SpO2 từ 97 -99%: cho thấy chỉ số oxy trong máu tốt.
- Chỉ số SpO2 từ 94 – 96%: cho thấy chỉ số oxy trong máu trung bình, cần thở thêm oxy.
- Chỉ số SpO2 từ 90 – 93%: cho thấy chỉ số oxy trong máy thấp, cần tham khảo ý kiến từ bác sĩ.
- Chỉ số SpO2 dưới 92%: đây là dấu hiệu của suy hô hấp
- Chỉ số SpO2 dưới 90%: biểu hiện của tình trạng cấp cứu lâm sàng
Ở trẻ sơ sinh, chỉ số SpO2 bình thường cũng giống với người lớn, trên 94%. Nếu chỉ số này của trẻ dưới 90% thì bố mẹ cần đưa trẻ đến bệnh viện, thông báo cho bác sĩ để được can thiệp kịp thời.
III. Tại sao cần theo dõi chỉ số SpO2?
Khi vận động, cơ thể sẽ cần lượng oxy nhiều hơn, vì thế nếu bị gián đoạn hay không cung cấp đủ lượng oxy cho cơ thể, tế bào não sẽ chết dần, dẫn đến đột quỵ.
Bởi vậy, việc theo dõi chỉ số SpO2 thường xuyên là rất cần thiết, đặc biệt khi tập luyện với cường độ cao hoặc những người có bệnh lý về tim mạch, hen suyễn, huyết áp. Khi nhìn vào chỉ số SpO2, bạn có thể điều tiết chế độ tập luyện, không nên hoạt động quá sức, tránh gây chấn thương hoặc gặp những biến chứng nguy hiểm.
Bên cạnh đó, việc đo chỉ số SpO2 còn được ứng dụng với những người thích thám hiểm, leo núi. Bởi vì, càng lên cao không khí càng loãng, lượng oxy mà cơ thể hít vào cũng giảm. Lúc này người dùng cần theo dõi chỉ số SpO2 để đưa ra quyết định nên đi tiếp hay trở về để đảm bảo an toàn tính mạng.
IV. Một số triệu chứng khi chỉ số SpO2
Tình trạng thiếu oxy trong máu có thể gây ra một số triệu chứng sau:
- Màu sắc của da thay đổi
- Suy giảm trí nhớ, thường xuyên nhầm lẫn
- Ho, nhịp tim đập nhanh hoặc chậm
- Khó thở, thở khò khè, thở gấp
Khi cơ thể thiếu oxy, gây ra tình trạng hạ chỉ số SpO2, điều này rất nguy hiểm. Nguyên nhân là vì nếu thiếu oxy trong máu, não, gan và nhiều cơ quan khác trong cơ thể sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Vì thế, mọi người cần phải thường xuyên theo dõi chỉ số SpO2 để có phương án xử lý kịp thời để tránh gặp tình trạng nguy hiểm.
V. Chỉ số SpO2 thấp gặp trong bệnh lý nào?
Đo chỉ số SpO2 giúp theo dõi tình tình trạng sức khỏe của người bệnh, đặc biệt những người bệnh có chuyển biến nặng. Dưới đây là một số bệnh lý khiến SpO2 thấp, giảm nhanh.
1. Covid-19
Hệ hô hấp chính là nơi đầu tiên virus Covid-19 xâm nhập, tấn công cơ thể. Nếu thể trạng người bệnh tốt thì những triệu chứng, biểu hiện của bệnh ở mức độ nhẹ. Thế nhưng, với những trường hợp chuyển biến nặng, nghiêm trọng thì việc đo chỉ số SpO2 rất quan trọng, giúp bạn sẽ theo dõi tiến triển của bệnh để hỗ trợ người bệnh kịp thời.
2. Suy tim
Tình trạng suy tim xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau như hở van tim, tăng huyết áp, nhồi máu cơ tim… khiến cho chức năng bơm máu của cơ thể hoạt động không được tốt, ảnh hưởng đến toàn bộ cơ quan. Vì thế, theo dõi chỉ số SpO2 giúp đánh giá tình trạng của người bệnh, tiến độ đáp ứng phương án điều trị phù hợp.
3. Phù phổi cấp
Người bệnh mắc phù phổi cấp thường có các biểu hiện rất đột ngột như khó thở, tay chân lạnh,… Cho nên bác sĩ cần đánh giá nhanh chỉ số SpO2 của người bệnh để có thể hỗ trợ kịp thời.
Qua bài viết này, chắc hẳn bạn đã biết được chỉ số SpO2 là gì, cũng như tầm quan trọng của nó đối với con người. Hãy trang bị ngay cho gia đình máy đo chỉ số SpO2 để có thể theo dõi nồng độ oxy trong máu thường xuyên. Chúc bạn sức khỏe.