Bếp dầu thải hiện đang là sản phẩm nhận được nhiều sự quan tâm của đông đảo người dân hiện nay. Xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu sử dụng các sản phẩm hỗ trợ quá trình đun nấu sao cho đơn giản, tiết kiệm, tối đa lợi nhuận chi phí cũng nhận được rất nhiều sự quan tâm. Bếp dầu thải chính là một sản phẩm ra đời dựa trên nhu cầu đó.
Tuy nhiên, vẫn còn nhiều tranh cãi liên quan đến câu hỏi bếp dầu thải có độc không để người mua có thể an tâm trong quá trình sử dụng mà không ảnh hưởng đến sức khỏe lẫn môi trường. Cùng daphnebayfrontpark.org tìm đáp án nhé.
I. Bếp dầu thải là gì?
Bếp đốt dầu thải hay còn có tên gọi khác là bếp đốt nhớt thải. Không khó để có thể nhìn thấy các loại bếp dầu thải này được sử dụng phổ biến ở các quán bán đồ ăn, quán nướng,… trên đường phố.
Dầu thải mà bếp dầu thải sử dụng làm nhiên liệu được hiểu là bất kì loại dầu nào thông qua ô nhiễm, đã trở nên không phù hợp với mục đích ban đầu do sự có mặt của tạp chất hoặc mất các đặc tính vốn có.
Nguyên lý hoạt động của bếp là dầu thải được đưa vào bếp thông qua một đầu đốt sau đó được đốt cháy tạo nên một lượng nhiệt lớn nhằm phục vụ quá trình đun nấu của chúng ta.
Nhiên liệu của bếp là dầu thải, dầu nhớt đã dùng. Bên cạnh đó có thể là các loại dầu diesel, dầu động vật, dầu thực vật,…
Thông thường, các loại dầu này có thể xin hoặc mua với giá thành “rất bèo” tại rất nhiều cửa hàng cơ khí, sửa xe ô tô.
Thay vì phải sử dụng than, củi, để đun nấu thì hoàn toàn có thể tận dụng được các loại dầu nhớt thải hay dầu ăn đã qua sử dụng để có thể gấp đôi hiệu quả và tiết kiệm.
Xét đến hiện tại, hằng năm, một lượng lớn dầu thải và dầu ăn đã qua sử dụng chưa được xử lý được trực tiếp “ném” ra bên ngoài môi trường gây ô nhiễm môi trường sống của chúng ta một cách nghiêm trọng.
Riêng dùng chất đốt như điện, gas thì giá thành cao khó cạnh tranh về mặt kinh tế. Đốt bằng than đá, than tổ ong, dầu điều cũng khó đảm bảo được độ an toàn, bởi rất nhiều trường hợp thương tâm phải ra đi do ngạt khí.
Có thể thấy, với những ưu điểm về độ tiện lợi và giá thành mà các loại bếp đốt dầu thải này mang lại, nó nhận được sự “săn đón” của rất nhiều người.
Hiện tại đây là chiếc bếp được biết đến với nhiều mẫu mã với những ưu điểm nổi trội về ngon bổ rẻ như: chi phí rẻ, hiệu quả cao, an toàn, không độc hại… Tuy nhiên, sự thực đằng sau có đúng là như vậy hay không?
Hiện nay phần lớn bếp đun dầu thải ở nước ta đều được chế tạo thủ công theo sở thích của mỗi người nên mỗi nhà sản xuất lại biến tấu một chút sao cho phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng. Nhưng nhìn chung thì các loại bếp này đều có chung một số bộ phận chính gồm: thân bếp; bình chứa dầu và ống dẫn; ống dẫn khí và quạt thổi khí cưỡng bức; cột khí và kiềng bếp.
II. Bếp dầu thải có độc không?
Câu trả lời là có nhé. Bếp dầu thải có ảnh hưởng lớn đến sức khỏe con người và môi trường nếu sử dụng một quá mức cho phép.
Bản chất dầu thải là chất không mấy thân thiện với môi trường cần phải được thu gom, vận chuyển và xử lý đúng quy trình bằng các thiết bị công nghệ hiện đại thì mới đem lại an toàn cho môi trường được.
Nhớt thải, dầu thải được xem là loại chất thải nguy hại và không được phép tái sử dụng theo bất cứ trường hợp nào. Khi đem nó ra làm nguyên liệu cho bếp dầu thải thì chắc chắn sẽ tác động nguy hiểm đối với con người.
Nguyên nhân là bởi trong dầu thải có chứa nhiều tạp chất hỗn tạp có thể kể đến như chì, kẽm, cùng nhiều hóa chất độc hại đối với sức khỏe của con người và môi trường.
Rất nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, một khi dầu nhớt thải đã ngấm vào đất, nước, cơ thể người thì hàng chục năm sau cũng không thể hết được. Điều này ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường, gây ô nhiễm đất, ô nhiễm không khí, cây cỏ cũng không thể phát triển một cách bình thường được. Việc khử nhiễm này đòi hỏi số tiền rất lớn do sử dụng nhiều công nghệ tân tiến.
Hiện nay, pháp luật quy định nghiêm cấm đốt dầu thải tùy ý, việc đốt dầu đã qua sử dụng với số lượng lớn bất kể vì mục đích gì đều có thể bị bắt và tạm giữ hình sự vì hành vi gây “ô nhiễm môi trường”. Tuy nhiên vẫn có nhiều người làm ngơ và tiếp tục cố tình vi phạm vì lợi ích trước mắt mà nó mang lại.
Có thể nói, cơ thể người bình thường khi hít phải các chất độc hại từ dầu nhớt thải có thể gây ra các triệu chứng thường thấy như: đau đầu ho, ho ra máu, khò khè, co giật. Mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng này còn tùy thuộc mức độ lưu lượng của việc hít phải khí độc. Hít càng nhiều, khả năng cơ thể bị nhiễm bệnh càng cao.
Không chỉ thế, đối với những người bệnh có tiểu sử bị bệnh viêm xoang, mũi dị ứng, lao, phổi sẽ dẫn đến các biến chứng trầm trọng hơn, đe dọa đến tính mạng con người.
III. Tổng kết
Cho dù được quảng cáo với công nghệ hiện đại thế nào đi nữa, bếp dầu thải cũng vẫn sinh ra khói và mùi, tiềm ẩn nhiều nguy cơ rò rỉ nhiên liệu nếu không được chế tạo và sử dụng cẩn thận. Hoàn toàn trái ngược với những lời giới thiệu “an toàn, không độc hại” của các thương nhân buôn bán trên thị trường hiện nay.
Bếp dầu thải nếu sử dụng vào những ngày trời nổi gió sẽ “lòi” ra hàng loạt nhược điểm với thứ khói đen xì, mùi nồng nồng, khen khét. Lâu dần các dầu thải này có nhiễm vào đất, không khí, khiến cỏ cây còi cọc, không phát triển được. Con người về lâu dài nếu hít phải quá nhiều khí độc các chất từ loại bếp này cũng ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.