Khi theo dõi các trận đấu bóng đá có lẽ bạn đã nghe đến thẻ đỏ và thẻ vàng tuy nhiên bạn đã hiểu rõ về thẻ đỏ trong bóng đá là gì hay thẻ đỏ được dùng khi nào? Hôm nay hãy cùng Mitom TV tìm hiểu về thẻ đỏ trong bóng đá cũng như một số thông tin thú vị về thẻ đỏ ở bài viết dưới đây nhé!
I. Thẻ đỏ trong bóng đá là gì?
Thẻ đỏ trong bóng đá là gì? Thẻ đỏ là hình thức xử phạt cao nhất với một trận đấu bóng đá với ba hình thức xử phạt trong bóng đá là cảnh cáo, thẻ vàng và thẻ đỏ. Thì thẻ đỏ chính là hình thức xử phạt cao nhất khiến cầu thủ sẽ bị đuổi ra sân ngay lập tức và đội bóng sẽ thi đấu với đội hình 10 người. Hoặc ở một số giải đấu thì khi 1 cầu thủ nhận thẻ đỏ trực tiếp thì họ sẽ bị treo giò 2 trận tiếp theo.
Trong bóng đá quy định một thẻ đỏ tương ứng với 2 thẻ vàng cầu thủ có thể nhận thẻ đỏ trực tiếp hoặc nhận thẻ đỏ sau khi bị 2 thẻ vàng.
Đúng như tên gọi của nó thì thẻ đỏ trong bóng đá chính là một tấm decal màu đỏ với kích thước tiêu chuẩn hình chữ nhật với 4 góc thon, màu đỏ thể hiện tính nghiêm trọng của vấn đề tương ứng với lỗi vi phạm nặng khi thi đấu bóng đá nhằm mang đến sự công bằng trong bóng đá.
II. Nguồn gốc ra đời thẻ đỏ
Ý tưởng hình thành thẻ đỏ xuất phát từ một trọng tài người Anh có tên là Ken Aston ông chính là trọng tài trực thuộc ủy ban trọng tài FIFA và có nhiệm vụ theo dõi quản lý tất cả trọng tài trong kỳ World Cup 1966. Ở trận tứ kết giữa Anh và Argentina trên sân Wembley, mâu thuẫn đã xảy ra khi trọng tài người Đức Rudolf Kreitlein quyết định tống cổ Antonio Rattin (Argentina) ra khỏi sân và cảnh cáo Bobby, Jack Charlton (Anh) vì ẩu đả, hành xử thiếu văn minh.
Điều đáng nói là Rudolf Kreitlein ghi những quyết định của mình lên một tấm bìa nhỏ như một biện pháp ghi nhớ. Chính sự hỗn loạn của trận cầu cùng hành động của Rudolf Kreitlein đã khiến Aston nảy ra sáng kiến: “Phải có hình thức xử phạt đích đáng với những hành vi nghiêm trọng trên sân bóng”. Và hai mức độ vàng và đỏ được ông lấy cảm hứng từ tín hiệu đèn giao thông sau đó ông đã nhanh chóng bàn bạc ý tưởng này với ủy ban FIFA và trong 4 năm sau tại kỳ World Cup tiếp theo 1970 luật thẻ đỏ chính thức được áp dụng.
Ở kỳ World Cup năm 1970 không có cầu thủ nào bị nhận thẻ đỏ nhưng 5 năm sau tại Đức 5 cầu thủ đã phải rời sân với cầu thủ đầu tiên nhận thẻ đỏ trên thế giới là Carlos Caszely.
III. Khi nào cầu thủ bị phạt thẻ đỏ?
Sau khi hiểu rõ thẻ đỏ trong bóng đá là gì thì khi nào bị phạt thẻ đỏ cũng là thắc mắc khiến nhiều bạn tìm hiểu, cụ thể:
Một thẻ đỏ được trọng tài đưa ra yêu cầu cầu thủ này phải rời khỏi sân ngay lập tức không được tham gia vào bất cứ trận đấu nào và cũng không thể thay thế cầu thủ dự bị buộc đội bóng của cầu thủ này phải chơi với số người ít hơn. Trong đội bóng chỉ có cầu thủ, cầu thủ dự bị và cầu thủ thay thế mới có thể nhận thẻ đỏ còn thủ môn nhận thẻ đỏ thì cầu thủ khác sẽ chơi với nhiệm vụ thủ môn và các đội bóng sẽ thay thế cầu thủ này với thủ môn dự bị nếu họ vẫn còn sự lựa chọn.
Vậy khi nào cầu thủ nhận thẻ đỏ? Theo luật thẻ phạt của FIFA thì cầu thủ sẽ nhận thẻ đỏ khi:
- Nhận được thẻ vàng thứ 2 trong một trận đấu
- Phạm lỗi nghiêm trọng như dùng vũ lực quá mức cố ý hoặc cố tình gây tổn thương đến cầu thủ đối phương.
- Có hành vi bạo lực như phạm lỗi nghiêm trọng hoặc cầu thủ phạm lỗi với bất cứ ai như đồng đội, trọng tài hoặc khán giả,…
- Khạc nhổ vào bất kỳ người nào khác
- Ngăn cản bàn thắng hoặc một cơ hội ghi bàn rõ ràng bằng cách dùng tay chơi bóng không áp dụng với thủ môn
- Cố ý phạm lỗi để ngăn chặn một cơ hội ghi bàn rõ ràng
- Sử dụng ngôn từ hoặc lời lẽ gây xúc phạm lăng mạ sỉ nhục,…
Khi một cầu thủ bị phạt thẻ đỏ rời khỏi sân thì những cầu thủ này không được phép vào khu vực kỹ thuật của đội. Trong hầu hết các trận đấu nếu xuất hiện thẻ đỏ hay thẻ vàng thì đội kia sẽ được hưởng quả phạt trực tiếp.
IV. Một số loại thẻ khác trong bóng đá
1. Thẻ vàng
Ngoài thẻ đỏ trong bóng đá là gì thì có một thẻ khác xuất hiện khá phổ biến trong các trận thi đấu bóng đá trực tiếp là thẻ vàng. Thẻ vàng chính là thẻ phạt cảnh cáo cầu thủ phạm lỗi được trọng tài sử dụng. Khi nhận 1 thẻ vàng thì cầu thủ này vẫn thi đấu trên sân nhưng nhận 2 thẻ vàng cầu thủ này sẽ bị đuổi ra khỏi sân và không được thay thế. Ở một số giải đấu lớn có áp dụng luật cộng dồn thẻ vàng như Euro hay World Cup tương đương với việc cầu thủ này sẽ bị treo giò ở trận tiếp theo nếu nhận đủ 2 thẻ vàng liên tiếp nhau.
Một số lỗi khiến cầu thủ nhận thẻ vàng như câu giờ, kéo áo, đẩy người hay có hành vi phi thể thao, liên tục phạm luật, có lời lẽ xúc phạm trọng tài,..sẽ bị rút thẻ vàng.
2. Thẻ xanh
Nhiều người khá lạ lẫm với thẻ xanh xuất hiện trong trận đấu bóng đá thì có lẽ các bạn chưa biết thẻ xanh chính là tấm thẻ không dùng để xử phạt mà là thẻ cho phép đội ngũ y tế vào sân chăm sóc cầu thủ chấn thương tuy nhiên đến năm 2003 thẻ xanh đã bị bãi bỏ và thay vào đó là hành động vẫy tay.
Tuy nhiên đến năm 2016, thẻ xanh được sử dụng với ý nghĩa khen thưởng cầu thủ có hành động fair play trong thi đấu với cầu thủ nhận thẻ xanh đầu tiên chính là Cristiano Galano, trên thực tế thì thẻ xanh không có quá nhiều công dụng trên sân bóng.
3. Thẻ trắng
Thẻ trắng trong bóng đá khác với thẻ đỏ trong bóng đá chính là loại thẻ thể hiện sự tán dương với các cầu thủ thể hiện rõ được tinh thần fair play khi thi đấu. Chiếc thẻ trắng đầu tiên này xuất hiện ở cúp quốc gia Bồ Đào Nha.
Trên đây là toàn bộ những thông tin cơ bản về thẻ đỏ trong bóng đá là gì được nhiều bạn tìm hiểu. Hy vọng với những chia sẻ này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về thẻ đỏ trong bóng đá mang ý nghĩa gì. Cảm ơn đã đón đọc!